So sánh công dụng bình chữa cháy bột, bình CO2 và bình foam như thế nào?

So sánh công dụng bình chữa cháy bột, bình CO2 và bình foam như thế nào?

Các loại bình chữa cháy và công dụng như thế nào? Làm thế nào bạn có thể chọn cho mình bình chữa cháy tốt nhất và phù hợp nhất cho công tác phòng cháy chữa cháy tại gia đình hay công ty, địa điểm kinh doanh của bạn.

Giữa 3 loại bình chữa cháy hiện nay là:

  • Bình chữa cháy dạng bột
  • Bình cứu hỏa CO2
  • Bình chữa cháy dạng Foam

Loại nào an toàn, tiện dụng và dễ dùng nhất trong khi sự cố xảy ra? Bài viết so sánh giữa công dụng của các loại bình chữa cháy sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng.

Cũng như

Thực tế có mấy loại bình chữa cháy? Và hiểu rõ nhất về tính chất và cách hoạt động của 3 loại bình này như thế nào?

Đặc điểm bên ngoài và thành phần cấu tạo của các loại bình chữa cháy và các loại bình chữa cháy và công dụng

Để trả lời cho câu hỏi bình chữa cháy có mấy loại? Thì bạn có thể đọc ngay phần phân tích từn đặc điểm của các loại bình ngay sau đây.

Giống nhau:

Theo thông tư 57 bình chữa cháy, Cả 3 loại bình chữa cháy đều được chứa trong bình thép chắc chắn, thành bình dày và sơn phía ngoài màu đỏ đặc trưng.

Bạn nên biết rằng: Màu đỏ có bước sóng dài nhất trong tất cả các màu phổ biến và mắt người có thể nhận ra dù ở điều kiện thời tiết hay điều kiện nào.

Cũng như

Xe cứu hỏa là phương tiện được thiết kế, sản xuất và trang bị đặc biệt nhằm đáp ứng các trường hợp khẩn cấp về hỏa hoạn và có độ nguy hiểm, cấp bách cao.

Chính thế

Mà tất cả bình cứu hỏa dù là dùng chất chữa cháy gì cũng đều được sơn màu đỏ bắt mắt, dễ nhận ra dù bạn có để góc xó xỉnh nào đi nữa.

Khác nhau:

Trong bảng so sánh dưới đây, giúp bạn phân biết nhanh nhất và biết được ký hiệu bình chữa cháy abc là gì một cách nhanh nhất.

BÌNH CHỮA CHÁY BỘT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 BÌNH CHỮA CHÁY FOAM
Hình dáng bình chữa cháy bằng bột sẽ làm dạng trụ tròn.

Có vòi phun với ống loe nhỏ.

–          Bình bột có đồng hồ đo áp suất.

–          Trên bình bột sẽ có ký hiệu BC hoặc ABC

–           

Hình dáng của bình CO2 lại là hình trụ vuông. Có vòi phun với ống loe to hơn.

–          Bình CO2 không có đồng hồ.

–          Trên bình COsẽ có ký hiệu MT hoặc CO2

Bình chữa cháy dạng FOAM có hình dạng bên ngoài khá giống bình dạng bột. Nhưng trên bình thường in chữa FOAM lớn rất dễ nhìn.
Thành phần bên trong bình bột là:

–          Bột NaHCO3 chiếm 80% thể tích bình.

–          Kết hợp lực đẩy của khí Nito để đẩy bột ra ngoài, NaHCO3 phản ứng với nhiệt của đám cháy tạo khí CO2 dập tắt lửa.

Thành phần bên trong khí CO2 dạng lỏng được nén dưới áp suất cao:

–          Nhiệt độ thấp, -79 độ C.

–          Khi phun ra CO2 chuyển thành dạng tuyết ngăn chặn đám cháy.

 

 

Chất bên trong bình chữa cháy dạng Foam chính là:

–          Nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam.

 

Phân biệt hình dáng và ký hiệu của các loại bình chữa cháy hiện nay

Cách sử dụng các loại bình chữa cháy hiện nay

Bình chữa cháy dù là thành phần nào thì cách sử dụng cũng tương tự nhau. Các loại bình chữa cháy và công dụng được nhắc đến ngay sau đây

Theo trình tự:

  • Nhắm vào đám cháy
  • Rút van an toàn và xịt thẳng vào đám cháy

Tuy nhiên

Bạn nên chú ý những điểm riêng biệt này của từng loại bình như sau:

BÌNH CHỮA CHÁY BỘT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 BÌNH CHỮA CHÁY FOAM
–          Trước khi dùng phải lắc đều 2 -3 lần để bột trộn đều trước khi xịt.

–          Chọn đầu hướng gió.

–          Giữ bình cách xa ngọn lửa từ 1,5 – 4m tùy loại bình.

–          Xịt vào chân ngọn lửa đầu tiên, sau đó lia bình qua lại xung quanh đám cháy đến khi tắt hẳn.

–          KHÔNG xịt vào đám cháy có vi mạch điện tử vì sẽ gây hư hỏng nặng. (Không phục hồi được).

–          Chỉ sử dụng trong phòng (di tản hết mọi người ra ngoài).

–          Không sử dụng ngoài trời được vì mất tác dụng, khí CO2 khuyết tán trong không khí.

–          Không cầm trực tiếp vào bình hay đầu vòi vì sẽ gây BỎNG LẠNH nguy hiểm.

–          Đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong), phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.

–          KHÔNG dùng bình CO2 do đám cháy có kim loại vì sẽ gây ra chất CO rất độc.

 

Bình chữa cháy dạng FOAM có cách dùng giống như bình chữa cháy bột.

–          Bình bột foam phải xịt liên tục để đảm bảo hiệu quả chữa cháy cao hơn và phun trực tiếp lên vật phát sinh đám cháy chứ không phải phun lên ngọn lửa đang cháy.

–          Bình để quá lâu phải lắc lên trước khi dùng.